Hướng dẫn sửa các lỗi thường gặp ở bếp từ nhanh chóng

Có nhiều cách sửa bếp từ. Muốn khắc phục hiệu quả, nhân viên kỹ thuật phải nắm rõ nguyên nhân gây ra lỗi. Sau đó, tìm cách sửa chữa bếp điện từ phù hợp theo từng nguyên nhân. Góc chia sẻ sau đây, Dịch Vụ Bếp sẽ giới thiệu một vài cách sửa bếp điện từ nhanh chóng, hiệu quả nhất.

Cách sửa bếp từ bị yếu, nhiệt kém 

Cách sửa bếp điện từ bị yếu, nguồn nhiệt kém ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình nấu nướng. Lỗi này xảy ra ở cả bếp đơn và bếp đôi.

Trường hợp 1: Xảy ra ở những bếp từ đơn

Ảnh 1: Cách sửa bếp từ đơn bị yếu, nhiệt lên kém
Ảnh 1: Cách sửa bếp từ đơn bị yếu, nhiệt lên kém

Bếp từ đơn trong gia đình đôi khi bị yếu, lên nhiệt kém. Tình trạng này hoàn toàn có thể khắc phục.

  • Dấu hiệu: Bếp hoạt động yếu dần, đèn nhiệt lom rom sau đó lịm dần. Nước đun trên bếp không thể sôi nữa. Nguồn nhiệt kém khiến bếp không cung cấp đủ nhiệt, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sử dụng.
  • Cách sửa: Để khắc phục tình trạng bếp từ bị yếu, nhiệt kém, bạn hãy thử tắt bếp rồi bật lại sau một lát. Ngoài ra, bạn hãy kiểm tra nguồn điện xem có gặp vấn đề gì không. Để đảm bảo nguồn điện cung cấp cho bếp, bạn chỉ nên cắn một jack nối duy nhất vào ổ điện.

>> Đọc thêm: Hướng dẫn sửa bếp từ chi tiết nhất

Trường hợp 2: Xảy ra ở những bếp từ cao cấp

Không chỉ với bếp đôi mà bếp từ đơn cũng hay gặp phải lỗi lên nhiệt kém, không đủ để nước sôi, làm thực phẩm chín.

  • Dấu hiệu: Đang đun bình thường thì biết yếu dần, không đủ nhiệt giúp nước trong nồi sôi lên, thực phẩm không thể chín kỹ.
  • Cách sửa: Đối với bếp đôi khi cách khắc phục nhanh nhất là bạn cần thay tủ điện mới, hoặc một số linh đã hư hỏng.

Bếp tự động ngắt, đóng ngắt liên tục

Tình trạng bếp từ tự động ngắt, đóng ngắt liên tục có thể đến từ nhiều nguyên nhân. Muốn khắc phục hiệu quả, bạn phải hiểu rõ nguyên nhân của từng trường hợp hư hỏng.

TH1: Bếp từ lên nguồn rồi tắt

Ảnh 2: Bạn nên thay con trở nếu bếp từ lên nguồn rồi lại tắt
Ảnh 2: Bạn nên thay con trở nếu bếp từ lên nguồn rồi lại tắt

Nguyên nhân: Lỗi bếp từ lên nguồn nhưng lại tắt chủ yếu là do một vài liên kết bên trong bị hư hỏng. Thường gặp nhất là tình trạng con trở bị hỏng.

Cách khắc phục: Biện pháp sửa chữa hiệu quả nhất lúc này là thay con trở mới. Nếu không có đầy đủ dụng cụ và không thì hiểu kỹ thuật, bạn nên mang bếp đi sửa hoặc gọi dịch vụ sửa bếp từ tại nhà.

TH2: Bếp từ đang sử dụng, tự ngắt điện

Nguyên nhân: Có thể là do mạch chính của bếp bị hỏng hoặc một số bộ phận khác trong bếp bị hư hỏng.

Cách khắc phục: Trường hợp mạch chính của bếp bị gặp trục trặc, bạn không thể tự khắc phục nếu không có đầy đủ dụng cụ, phụ tùng thay thế. Do đó trong trường hợp này, bạn nên nhờ tới đội ngũ kỹ thuật viên sửa chữa chuyên nghiệp.

>> Xem thêm: Địa chỉ sửa bếp từ hải phòng đáng tin cậy

TH3: Bếp từ bị ngắt khi nhấc nồi lên

Nguyên nhân: Nồi mà người dùng sử dụng không nhận từ thường gây ra hiện tượng bếp bị ngắt mỗi khi nhấc nồi lên. 

Cách khắc phục: Biện pháp khắc phục đơn giản nhất cho trường hợp này là lại đặt nồi lên bếp mỗi khi bếp phát ra tiếng kêu bíp bíp.

TH4: Bếp từ vận hành khoảng 30 giây thì bị ngắt điện

Ảnh 3: Hãy gọi dịch vụ sửa bếp từ tại nếu bạn không có đủ đồ nghề cần thiết
Ảnh 3: Hãy gọi dịch vụ sửa bếp từ tại nếu bạn không có đủ đồ nghề cần thiết

Nguyên nhân: Bộ phận tản nhiệt trong mỗi chiếc bếp từ lâu ngày không còn hoạt động tốt như ban đầu. Khi đó bộ phận này không duy trì tốt chức năng điều chỉnh giảm nhiệt. Như vậy, mỗi khi bếp tăng nhiệt lên quá cao thì bộ phận mất điện lại hoạt động tự động khiến cho bếp bị tắt khi đang sử dụng.

Cách khắc phục: Trường hợp bếp từ còn trong thời hạn bảo hành thì bạn nên gọi cho bên cung cấp hỗ trợ sửa chữa. Còn nếu đã hết thời hạn bảo hành, cách duy nhất là bạn mang bếp đi sửa hoặc gọi dịch vụ thợ sửa bếp từ tại nhà.

TH5: Bếp từ hoạt động và ngắt điện đan xen liên tục

Nguyên nhân: Mạch chính bên trong bếp từ bị bào mòn hoặc linh kiện xung quanh mạch chính hư hỏng.

Cách khắc phục: Vì là lỗi tương đối nghiêm trọng nên bạn hãy gọi dịch vụ sửa bếp từ tại nhà, hoặc đem đến cửa hàng sửa chữa.

TH6: Bếp từ kêu tít tít rồi tắt

Ảnh 4: Hãy sử dụng nồi đun tương thích với bếp từ
Ảnh 4: Hãy sử dụng nồi đun tương thích với bếp từ

Nguyên nhân: Người dùng vận hành bếp không đúng quy trình thường là nguyên nhân khiến bếp từ phát ra tiếng kêu tít tít, sau đó tắt đi.

Cách khắc phục: Khi nhận thấy tiếng kêu tít tít, bạn hãy tắt bếp ngay, sử dụng nồi có kích thước tương đương với bếp. Đồng thời, đặt nồi tại đúng vị trí tỏa nhiệt trên mặt bếp.

TH7: Bếp từ kêu tạch tạch

Nguyên nhân: Bộ phận quạt tản nhiệt hoạt động thường là nguyên nhân gây ra tình trạng bếp từ phát ra tiếng kêu tành tạch. Lỗi này không quá nghiêm trọng, vì thế bạn hãy cứ yên tâm sử dụng bếp.

Cách khắc phục: Để khắc phục tình trạng bếp từ phát ra tiếng kêu tành tạch, bạn chỉ cần điều chỉnh nhiệt độ của bếp từ thấp xuống một chút.

TH8: Bếp từ kêu “ o o “ rồi tắt

Nguyên nhân: Chảo hoặc nồi đặt trên bếp quá mỏng, nồi thiết kế không tương thích với bếp.

Cách khắc phục: Chuyển sang sử dụng nồi tương thích với bếp từ đang sử dụng. Hoặc đơn giản hơn là bạn chỉ việc điều chỉnh giảm nhiệt độ của bếp từ xuống.

TH9: Bếp từ sôi không đều

Nguyên nhân: Bếp sôi không đều khiến thức ăn khó chín nhanh, không đảm bảo độ ngon miệng. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do đáy nồi bị cong vênh, đặt nồi không khớp với vị trí đun.

Cách khắc phục: Kiểm tra đáy nồi xem có bị cong vênh hay không, nếu có thì bạn nên thay nồi mới. Đặt nồi vào đúng vị trí nấu, không lệch ra bên ngoài.

Bếp từ mất nguồn

Bếp từ bị mất nguồn cũng là một trong những lỗi rất hay gặp trong quá trình đun nấu, gây khó chịu cho người sử dụng. 

Nguyên nhân

Ảnh 5: Sò công suất gặp trục trặc dễ khiến bếp từ mất nguồn
Ảnh 5: Sò công suất gặp trục trặc dễ khiến bếp từ mất nguồn

Bếp từ chỉ có thể hoạt động hay khi nguồn điện truyền tới cuộn dây đồng phía dưới bề mặt bếp. Loại bán dẫn với IGBT đảm bảo công suất từ 45A đến 50A ứng dụng phổ biến trong bếp từ. Nguyên nhân làm bếp từ mất nguồn là do trục trặc của các linh kiện lắp ráp trong bếp. Chẳng hạn như:

  • Cầu chì bị đứt hoặc bị nổ
  • Sò công suất gặp trục trặc 
  • Vấn đề liên quan đến tụ điện
  • Linh kiện IC điện trong bếp gặp trục trặc
  • Bộ phận con tụ 275v- 5uF bỗng dưng phát nổ 
  • Bộ phận mâm từ bị hư hỏng 

Cách sửa

Cách sửa bếp từ đối với lỗi mất nguồn tùy thuộc vào từng tình trạng cụ thể. 

  • Kiểm tra bộ phận cầu chì: Trong lúc kiểm tra cầu chì, bạn hãy để ý xem bếp chạy loại biến áp xung hay là biến áp thường. Trường hợp với biến áp xung, trở kháng chắc chắn không hoạt động. Trường hợp với biến áp thường, bạn hãy tiếp tục kiểm tra xem trở kháng sơ cấp còn hoạt động hay không.
  • Kiểm tra bộ phận sò công suất IGBT: Trường hợp vỏ sò công suất bị hư hỏng, nguồn điện trên bếp từ cũng lập tức bị ngắt. Lúc này, bạn hãy tháo gỡ linh kiện, đồng thời kiểm tra xem hai nguồn cấp điện có đang bị chập hay không. Nếu như bị chập thì bạn nên đấu nối lại.
  • Kiểm tra chiết IC điện bếp từ: Nếu IC bếp từ đã bị hỏng thì tốt nhất là bạn nên thay IC mới.
  • Kiểm tra xem tụ điện 5uF bị hỏng không: Bộ phận tụ điện 5uF bị hỏng khiến không thể cung cấp đủ nhiệt, ảnh hưởng đến quá trình nấu nướng. Trường hợp tụ điện bị hỏng, cách khắc phục hiệu quả nhất là bạn hãy thay tụ mới.

Bếp từ hỏng cảm ứng

Rất nhiều người dùng bếp từ gặp phải tình trạng hỏng chức năng cảm ứng. Muốn khắc phục hiệu quả lỗi hỏng cảm ứng, bạn phải tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ra lỗi. Bên cạnh đó là nhận biết lỗi thông qua một vài dấu hiệu đặc trưng.

Hỏng chức năng cảm ứng do khóa trẻ em

Ảnh 6: Hãy tắt chức năng khóa trẻ em nếu bếp từ bị hỏng cảm ứng
Ảnh 6: Hãy tắt chức năng khóa trẻ em nếu bếp từ bị hỏng cảm ứng

Nguyên nhân: Nếu như chế độ khóa trẻ thơ đang bật, các phím điều khiển còn lại trên màn hình cũng lập tức bị khóa. Người dùng lúc này không thể điều khiển bếp như bình thường. 

Cách khắc phục: Tắt chế độ khóa trẻ thơ bằng cách nhấn giữ phím khóa đầu tiên trong khoảng thời gian 3 – 5 giây.

Chức năng cảm ứng không hoạt động do tay ướt

Nguyên nhân: Sử dụng bếp khi tay còn ướt để điều khiển chức năng trên bếp từ không thể nhạy như tay khô. Nhiều khi cảm ứng còn không có tác dụng.

Cách khắc phục: Lau khô tay rồi mới điều khiển bếp, chỉ sử dụng một ngón tay để điều chỉnh các chế độ hoạt động của bếp từ.

Thức ăn bám trên mặt điều khiển

Ảnh 7: Bạn hãy chú ý lau sạch bề mặt bếp
Ảnh 7: Bạn hãy chú ý lau sạch bề mặt bếp

Nguyên nhân: Thực phẩm bám trên bề mặt bếp lâu ngày sẽ khô lại, làm giảm độ nhạy của chức năng cảm ứng.

Cách khắc phục: Trước khi sử dụng, bạn hãy lau sạch thức ăn còn bám trên bề mặt bếp từ.

Sự cố liên quan đến nguồn điện 

Nguyên nhân: Dòng điện vượt quá tải chịu đựng của bếp từ, cầu chì dễ bị nổ, mạch điện bị ngắt. 

Cách khắc phục: Kiểm tra toàn bộ hệ thống mạch điện, cho bếp hoạt động dưới điện áp đúng theo ghi chú trong phần thủ số kỹ thuật.

Bếp bị chập mạch 

Nguyên nhân: Bếp lâu ngày không hoạt động dẫn tới tình trạng bị ẩm, chập mạch. Ngoài ra thói quen bức điện ngay sau khi sử dụng, phần thoát nhiệt bị che lại cũng là một trong số những nguyên nhân gây ra tình trạng bếp từ bị chập.

Cách khắc phục: Bảo quản bếp tại khu vực khô ráo, không để bếp ngừng hoạt động quá lâu. Khi nhận thấy bếp bị chập mạch thì hãy mang đi sửa chữa ngay hoặc gọi dịch vụ sửa bếp từ tại nhà.

Bếp từ không nhận nồi

Ảnh 8: Thử đặt lại nồi đúng vị trí nếu bếp từ không nhận nồi
Ảnh 8: Thử đặt lại nồi đúng vị trí nếu bếp từ không nhận nồi

Bếp từ không nhận nồi đun khả năng cao là do người dùng đặt nồi sai vị trí, sử dụng loại nồi không phù hợp, đáy nồi bị biến dạng.

  • Do vị trí đặt nồi: Nồi đun đặt tay vị trí khiến bếp từ không nhận nồi như bình thường. Cách khắc phục đơn giản lúc này là bạn hãy đặt nồi lại cho đúng vị trí.
  • Do nồi không thích hợp: Nồi thiết kế không phù hợp với bếp đương nhiên khiếp bếp mặc dù cung cấp đủ nhiệt nhưng lại không nhận nồi. Cách sửa bếp từ đơn giản lúc này là bạn chỉ việc thay chiếc nồi mới phù hợp với bếp.
  • Do đáy nồi bị biến dạng: Đáy nồi bị cong vênh, biến dạng làm nhiệt từ bếp không thể tiếp xúc đều với đáy nồi. Thậm chí trong một số trường hợp, bếp còn không nhận nồi. Cách khắc phục dễ dàng thực hiện trong trường hợp này là bạn mua một chiếc nồi bếp từ mới với đáy bằng bặn hơn.

Bếp từ không nóng, không vào điện

Bếp từ không nóng, không vào điện gây ra không ít phiền phức cho người dùng trong quá trình đun nấu. Cách khắc phục cụ thể lỗi bếp không nóng hoặc không vào điện còn tùy theo từng nguyên nhân. 

  • Điện áp không ổn định: Nguồn điện không ổn định dễ dẫn đến tình trạng bếp không nóng lên, hoạt động chập chờn. Toàn bộ năng lượng bếp từ sử dụng đều là điện nên nguồn điện áp đòi hỏi phải ổn định. Biện pháp khắc phục đơn giản lúc này là bạn không nên kết nối quá nhiều thiết bị điện khi sử dụng bếp. Đồng thời, tiến hành kiểm tra kỹ điện áp trước khi sử dụng.
  • Tụ điện lọc nguồn 5uF “hết hạn sử dụng”: Bộ phận tụ điện lọc nguồn 5uF đảm nhận vai trò tương đối quan trọng trong mỗi chiếc bếp từ, duy trì lượng nhiệt phù hợp. Thế nhưng, sau một thời gian sử dụng, bộ phận này dễ bị hư hỏng làm bếp từ không nóng lên như bình thường. Lúc này, bạn nên thay thay tụ điện lọc nguồn 5uF mới.
  • Chết sò công suất IGBT: Sò công suất ngừng hoạt động có thể là nguyên nhân làm bếp từ không thể nóng lên hoặc bếp từ không vào điện. Khi đó, cầu chì rất dễ bị cháy. Cách khắc phục hiệu quả nhất lúc này là thay mới sò công suất.
  • Sử dụng không đúng chất liệu xoong nồi: Bếp từ tương đối kén nồi. Trường hợp sử dụng nồi làm từ chất liệu nồi không phù hợp, bếp sẽ không bắt nồi như bình thường. 

Lỗi bếp từ kêu tanh tách ngay cả khi sử dụng lẫn ngắt điện

Không ít trường hợp người dùng gặp phải tình trạng bếp từ kêu lách tách ngay cả khi sử dụng và khi lắp điện. Nguyên nhân ở đây có thể là do rơle đóng ngắt liên tục gây ra tiếng nổ nhỏ.

Nói chung, đây không phải lỗi quá nghiêm trọng nên bạn hãy cứ yên tâm sử dụng. Nếu không cần sử dụng thì bạn nên tắt bếp đi.

Dịch Vụ Bếp vừa hướng dẫn chi tiết một cách sửa bếp từ. Lưu ý rằng phần hướng dẫn trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Trường hợp không đủ đồ nghề và không am hiểu kỹ thuật sửa chữa, bạn cần mang bếp đi sửa hoặc gọi dịch vụ sửa bếp từ tại nhà. Dịch Vụ Bếp chuyên hỗ trợ sửa chữa thiết bị nhà bếp tại nhà. Hotline 094318232 luôn sẵn sàng tiếp nhận yêu cầu của quý khách hàng!