Bếp hồng ngoại luôn là lựa chọn của rất nhiều gia đình bởi ưu điểm tiện lợi, nấu nhanh, tiết kiệm điện. Và tất nhiên, trong quá trình sử dụng bếp, bạn sẽ gặp phải những trục trặc khiến bạn không biết phải làm gì. Vậy đâu là cách sửa bếp hồng ngoại hiệu quả? Nên sửa bếp hồng ngoại ở đâu uy tín tại Hà Nội? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp những thắc mắc này nhé!
Địa chỉ sửa bếp hồng ngoại uy tín tại Hà Nội
Sửa bếp hồng ngoại ở đâu? Một gợi ý tuyệt vời mà bạn có thể tham khảo về địa chỉ sửa bếp hồng ngoại uy tín tại Hà Nội đó là Dịch Vụ Bếp. Dù mới được thành lập vào cuối năm 2020 nhưng Dịch Vụ Bếp đã có được sự tin tưởng của rất nhiều người dân thủ đô.
>> Đọc thêm: Đơn vị sửa bếp điện từ tại Hoàng Mai giá tốt
Chúng tôi sửa ở tất cả các quận huyện Hà Nội bao gồm:
- Quận Hoàn Kiếm
- Quận Đống Đa
- Quận Ba Đình
- Quận Hai Bà Trưng
- Quận Hoàng Mai
- Quận Thanh Xuân
- Quận Long Biên
- Quận Nam Từ Liêm
- Quận Bắc Từ Liêm
- Quận Tây Hồ
- Quận Cầu Giấy
- Quận Hà Đông
- Huyện Đan Phượng
- Huyện Đông Anh
- Huyện Hoài Đức
- …
Chỉ cần khách hàng liên hệ, đội ngũ kỹ thuật viên với tác phong nhanh nhẹn, chuyên nghiệp tại Dịch Vụ Bếp sẽ nhanh chóng có mặt. Dịch vụ sửa bếp hồng ngoại tại nhà của đơn vị chắc chắn sẽ khiến khách hàng cảm thấy hài lòng. Họ không còn phải mất công di chuyển mang bếp đến trung tâm sửa chữa.
Các loại bếp chúng tôi nhận sửa chữa
Dịch Vụ Bếp nhận sửa hầu hết những loại bếp hồng ngoại đang được bán trên thị trường hiện nay như Sunhouse, Saiko, Iruka, Sanaky, Kangaroo, Midea, Magic, Comet, Goldsun, Electrolux,… Cho dù loại bếp nhà bạn đến từ thương hiệu nào, Dịch Vụ Bếp cũng cam kết có thể nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và khắc phục lỗi hiệu quả.
Tại sao nên chọn Dịch Vụ Bếp để sửa bếp hồng ngoại
Không phải bỗng nhiên Dịch Vụ Bếp trở thành một cái tên được người dân thủ đô tin tưởng như vậy. Tất cả đều có lý do, cụ thể:
- Nhân viên kỹ thuật có tay nghề: Tất cả các kỹ thuật viên tại Dịch Vụ Bếp đều là người có tay nghề cao. Họ được đào tạo bài bản, có quá trình va chạm thực tế, tiếp xúc và khắc phục nhiều lỗi bếp hồng ngoại khác nhau. Do vậy, họ có thể nhanh chóng tìm ra lỗi và có hướng sửa chữa hiệu quả nhất.
- Dịch vụ nhanh chóng, chuyên nghiệp, tận tình: Ngay khi nhận được cuộc gọi yêu cầu từ khách hàng, kỹ thuật viên sẽ di chuyển nhanh chóng trong vòng 30 phút. Quy trình làm việc cũng diễn ra rất chuyên nghiệp và nhanh chóng. Trong quá trình làm việc, nhân viên luôn tận tâm và lắng nghe mọi thắc mắc của khách hàng. Ngoài ra, đơn vị cũng hoạt động liên tục 24/7 nhằm hỗ trợ khách hàng mọi lúc mọi nơi.
- Linh kiện thay thế chính hãng: Mọi linh kiện được sử dụng để thay thế đều được nhập trực tiếp từ nhà sản xuất, có giấy tờ chứng minh nguồn gốc, đảm bảo chính hãng 100%.
- Báo giá chính xác, không chặt chém: Đơn vị cam kết báo giá chính xác, mức giá cũng được công khai, minh bạch nên khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm.
>> Đọc thêm: Top các địa chỉ sửa bếp hồng ngoại cầu giấy uy tín
Một số lỗi thường gặp ở bếp hồng ngoại và cách xử lý
Dưới đây là những lỗi thường gặp ở hầu hết các loại bếp hồng ngoại hiện nay. Cùng với đó là hướng dẫn sửa bếp hồng ngoại chi tiết để bạn có thể tự sửa bếp hồng ngoại hiệu quả.
Lỗi đèn không sáng
Đây là lỗi khi bạn nhấn nút nguồn nhưng đèn không sáng, cho dù làm lại nhiều lần thì kết quả vẫn như vậy.
Cách khắc phục: Hãy kiểm tra lại dây điện và phích cắm xem chúng có bị lỏng hay không. Nếu chưa, bạn cần cắm chặt lại để chắc chắn bếp có thể hoạt động bình thường. Hoặc cũng có thể do những lỗi kỹ thuật về mạch điện bên trong. Do vậy, nếu đã cắm điện mà đèn vẫn không sáng bạn cần tìm đến thợ sửa.
Lỗi E1, E2 – lỗi cảm ứng nhiệt
Bếp hồng ngoại hiện mã lỗi E1, E2 báo hiệu rằng cảm ứng nhiệt của bếp đã bị hư hỏng.
Cách khắc phục: Trước tiên, hãy tắt bếp, đợi bếp nguội sau đó mang bếp đến trung tâm bảo hành hoặc những đơn vị sửa bếp hồng ngoại uy tín. Bởi với lỗi này bạn sẽ không thể tự sửa chữa và thay thế nếu không có kinh nghiệm.
Lỗi E3 – lỗi quạt tản nhiệt bị hỏng
Quạt tản nhiệt của bếp hồng ngoại nếu bị hư hỏng sẽ khiến bếp hiện mã lỗi E3.
Cách khắc phục: Trước tiên, hãy tắt bếp, đợi bếp nguội sau đó mang bếp đến trung tâm bảo hành hoặc những đơn vị sửa bếp hồng ngoại uy tín. Việc này giúp đảm bảo an toàn cho bạn, tránh những nguy hiểm không đáng có. Do vậy, cho dù biết rõ nguyên nhân nhưng bạn cũng không nên tự ý tháo bếp và thay thế quạt tản nhiệt mới nếu không phải là thợ sửa chuyên nghiệp.
Lỗi E4 – Lỗi điện áp quá thấp
Nguồn điện sử dụng cho bếp hồng ngoại khi sử dụng tại Việt Nam sẽ là 220V. Nếu điện áp vào bếp hồng ngoại nhà bạn quá thấp (<170V) thì bếp sẽ hiện mã lỗi E4.
Cách khắc phục:
- Tắt bếp, rút điện và kiểm tra nguồn điện đang sử dụng cho bếp.
- Cắm dây điện của bếp sang một ổ cắm khác xem chúng có hoạt động như bình thường không.
- Sử dụng thiết bị ổn áp để nguồn điện vào bếp luôn ổn định.
Trong trường hợp bếp vẫn không hoạt động, bạn cần đem chúng đến trung tâm bảo hành hoặc đơn vị sửa chữa để họ kiểm tra và sửa chữa.
Lỗi E5 – Lỗi điện áp quá cao
Mức điện áp quá cao trên 269V sẽ khiến bếp hiển thị lỗi E5. Bởi đây là mức điện áp đã vượt quá sự cần thiết để bếp hoạt động, gây nguy hiểm cho người dùng.
Cách khắc phục:
- Tắt bếp và kiểm tra lại nguồn điện vào bếp.
- Sử dụng thiết bị ổn áp để đảm bảo rằng nguồn điện vào bếp luôn ổn định.
Lỗi E6 – Lỗi bếp quá nóng
Việc sử dụng công suất lớn và nấu liên tục trong một khoảng thời gian dài có thể khiến bếp nóng vượt mức cho phép. Lúc này bếp sẽ hiện mã lỗi E6 để cảnh báo người dùng.
Cách khắc phục:
- Tắt bếp, nhấc nồi đang nấu ra và đợi chúng khoảng 15 phút để kịp làm nguội.
- Kiểm tra xem bộ phận quạt tản nhiệt, lỗi thoát khí, lỗ thông hơi có hoạt động bình thường hay không. Nếu đang có dị vật vướng vào gây cản trở quá trình hoạt động của quạt bạn nên lấy chúng ra.
- Đồng thời, nhìn xem xung quanh bếp có thông thoáng không. Hãy đảm bảo rằng xung quanh bếp luôn thông thoáng.
- Bật bếp lên, nếu bếp có thể hoạt động bình thường trở lại thì bạn không cần phải nhờ đến thợ sửa.
Lỗi E7 – Lỗi hở mạch điện
Lỗi E7 hiển thị cho thấy bếp hồng ngoại của bạn đã bị hở mạch điện.
Cách khắc phục: Hãy tắt bếp, đợi bếp nguội và mang chúng đến tiệm sửa bếp hồng ngoại uy tín hoặc trung tâm bảo hành. Bởi đây là một lỗi khá phức tạp, nếu tự ý sửa chữa có thể gây nguy hiểm.
Lỗi E8 – Lỗi hở điện trở
Lỗi E8 hiển thị cho thấy bếp hồng ngoại của bạn đã bị lỗi hở điện trở.
Cách khắc phục: Trước tiên hãy tắt bếp đợi bếp nguội và mang chúng đến tiệm sửa chữa uy tín hoặc trung tâm bảo hành.
Lỗi E9 – Lỗi mất kiểm soát nhiệt độ trong bếp
Nguyên nhân của mã lỗi E9 có thể do đèn báo nhiệt độ không sáng. Hoặc do dụng cụ nấu ăn có mặt đáy méo mó, không bằng phẳng.
Cách khắc phục:
- Kiểm tra đèn báo độ nóng của bếp, nếu đèn vẫn sáng tức là đèn vẫn hoạt động bình thường.
- Trong trường hợp do đáy nồi không bằng phẳng, bạn cần thay thế bằng một nồi mới.
Bếp không nhận nồi kêu tít tít
Việc sử dụng nồi có kích thước không phù hợp sẽ khiến bếp không nhận nồi và phát ra âm thanh tít tít để cảnh báo người dùng. Hoặc cũng có thể do nồi đang đặt sai vị trí, không nằm đúng trung tâm của vùng nấu.
Cách khắc phục:
- Tắt bếp
- Thay thế bằng nồi mới có kích thước phù hợp với đường kính đáy từ 12 – 26cm.
- Đặt nồi lên và bật bếp sử dụng tiếp.
Bếp hồng ngoại đang nấu tự tắt điện
Nguyên nhân:
- Đây là trường hợp bếp tự tắt để bảo vệ bếp do biến động điện áp (quá tải, không đủ cung cấp cho bếp).
- Do bếp đang quá nóng do đun nấu liên tục với công suất lớn.
- Do nồi nước sôi và bị trào ra ngoài.
- Hỏng mạch
Cách khắc phục:
- Sử dụng một ổ cắm riêng cho bếp, đồng thời lắp thêm thiết bị ổn áp.
- Nếu do bếp quá nóng, bạn cần tắt bếp và đợi chúng nguội rồi mới tiếp tục sử dụng. Đồng thời giảm nhiệt độ nếu bạn cần đun nấu nhiều.
- Khi chất lỏng trào ra bếp, bạn cần tạm dừng nấu, đợi bếp nguội và lau sạch bề mặt bếp.
Với lỗi hỏng mạch, bạn cần tìm đến đơn vị sửa bếp hồng ngoại uy tín.
Bếp bị chạm điện, đứt dây, nổ điện
Nguyên nhân khiến bếp bị chạm điện, đứt dây, nổ điện có thể do:
- Sử dụng bếp chung ổ cắm với những thiết bị điện khác.
- Đặt bếp quá sát mép tường.
- Vệ sinh bếp ngay khi vừa sử dụng.
Cách khắc phục:
- Chỉ sử dụng duy nhất một ổ cắm cho bếp hồng ngoại.
- Đặt bếp ở vị trí khác thông thoáng hơn.
- Luôn đợi bếp nguội rồi mới vệ sinh.
Bếp bị mất nguồn, chạm mạch điện
Nguyên nhân của việc bếp bị mất nguồn, chạm mạch điện có thể do 2 nguyên nhân sau:
- Bo mạch điều khiển đã bị hỏng.
- Nguồn điện, ổ cắm, dây điện có vấn đề.
Cách khắc phục: Bạn cần nhờ đến kỹ thuật viên để họ hỗ trợ sửa chữa và thay thế linh kiện nếu cần. Ngoài ra, hãy kiểm tra xem phích cắm đã được cắm chặt hay chưa. Đổi ổ cắm nếu vẫn không thấy bếp lên nguồn.
Cháy chập điện, có mùi khét khi sử dụng bếp
Tình trạng này xảy ra có thể do trong quá trình nấu đồ ăn bị trào ra ngoài. Hoặc do bạn sử dụng nồi nấu quá mỏng, mức nhiệt nấu quá cao khiến đồ ăn bị cháy khét. Trong một vài trường hợp, có thể do bếp đang bị chập mạch bên trong, nổ điện.
Cách khắc phục:
- Nếu bạn thấy mùi khét đi kèm mùi dây điện cháy, hãy ngắt cầu giao ngay lập tức để đảm bảo an toàn. Đồng thời liên hệ đến đơn vị sửa chữa để họ hỗ trợ sửa chữa.
- Nếu do đồ ăn trào ra ngoài, bạn cần tắt bếp, đợi bếp nguội và lau sạch.
- Lựa chọn những loại nồi nấu có đáy dày vừa phải.
Bếp làm nóng yếu, không nấu, không làm chín được
Nguyên nhân có thể do những bộ phận bên trong bo mạch bị hở, chập mạch, không thể kết nối. Khi có lỗi, bếp thường có tiếng chuông cảnh báo và màn hình hiển thị thì bị “đơ”. Cũng có thể do bạn đang sử dụng nồi không phù hợp về kích thước hoặc đáy nồi nấu không bằng phẳng.
Cách khắc phục:
- Thay thế nồi mới có kích thước phù hợp và đáy nồi bằng phẳng.
- Với lỗi do bo mạch, bạn cần liên hệ đến trung tâm bảo hành/đơn vị sửa bếp hồng ngoại.
Bị liệt cảm ứng, bếp hồng ngoại bị hư nút bấm, kẹt nút
Nguyên nhân:
- Bếp chưa được cung cấp điện, nguồn điện bị hỏng.
- Mạch của bảng điều khiển bị đứt
- Có đồ vật đè lên trên bảng điều khiển gây ra loạn phím.
- Bếp đang ở chế độ khóa an toàn.
- Tay bạn sử dụng để điều khiển quá ướt khiến bếp không nhận cảm ứng.
- Bảng điều khiển bị ướt do chất lỏng.
Cách khắc phục:
- Với những lỗi liên quan đến kỹ thuật, bạn cần đem chúng đến cơ sở sửa chữa uy tín.
- Lấy hết những vật dụng đang đè lên bảng điều khiển.
- Tắt tính năng khóa an toàn.
- Luôn sử dụng tay khô để bật bếp.
- Lau khô những chất lỏng đang có trên mặt bếp và bảng điều khiển.
Bếp không điều khiển được bị chạm nhảy hiển thị
Nguyên nhân dẫn đến lỗi này có thể do cảm biến nhiệt của bếp đã bị hư hỏng, chúng không còn nhạy như trước. Tình trạng này có thể đến từ việc bảo quản và vệ sinh bếp không đúng cách.
Cách khắc phục: Liên hệ đến đơn vị sửa bếp hồng ngoại uy tín để họ hỗ trợ khắc phục. Đồng thời, bạn cần chú ý vệ sinh bề mặt bếp một cách nhẹ nhàng, không sử dụng chất tẩy rửa mạnh khi vệ sinh bếp. Việc này sẽ tránh làm ảnh hưởng đến bộ phận cảm biến nhiệt của bếp.
Bếp bị hư quạt, quạt không quay làm mát cho bếp
Với trường hợp hư hỏng này, bếp có thể sẽ phát ra cả tiếng kêu rất to. Tình trạng bếp đang nấu rồi tự tắt cứ lặp đi lặp lại.
Cách khắc phục: Thay quạt tản nhiệt mới. Đồng thời, hãy thường xuyên vệ sinh lỗ thông gió bởi khi hoạt động, khu vực này sẽ bám rất nhiều bụi bẩn.
Bếp hồng ngoại không vào điện, bếp không lên nguồn dù đã cắm điện
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bếp hồng ngoại không vào điện, không lên nguồn dù đã cắm điện cơ bản sẽ liên quan đến mạch điện.
Cách khắc phục:
- Kiểm tra mạch điều khiển xem chúng có bị cháy hay hỏng IC điều khiển hay không.
- Kiểm tra phần IC nguồn và điện trở.
- Kiểm tra tụ điện và chân mối hàn trong mạch xem có bị lỗi gì không.
Một số sai lầm khi sử dụng bếp hồng ngoại
Một số sai lầm trong quá trình sử dụng bếp hồng ngoại có thể gây nguy hiểm cho người dùng và giảm tuổi thọ của bếp. Do vậy, bạn cần thật sự lưu ý để tránh mắc phải những lỗi cơ bản này:
- Vệ sinh bếp bằng khăn ướt: Do bếp là thiết bị điện nên chúng khá kỵ nước. Nếu bếp vẫn đang cắm điện mà bạn lại sử dụng khăn ướt để lau chùi, vệ sinh có thể khiến bếp bị chập mạch, cháy nổ. Ngoài ra còn có thể gây giật điện, vô cùng nguy hiểm cho người dùng. Vì vậy, hãy luôn rút điện rồi mới vệ sinh bếp. Hãy sử dụng vải khô mềm cùng với dung dịch vệ sinh chuyên dụng cho bếp hồng ngoại.
- Chạm mặt bếp khi vừa sử dụng xong: Nhiệt lượng mà bếp hồng ngoại tỏa ra khi nấu nướng sẽ lưu lại trên bếp khá lâu khi bạn mới tắt bếp. Lúc này, nếu bạn chạm tay lên bề mặt bếp sẽ rất dễ bị phỏng. Do vậy, nếu muốn vệ sinh cũng nên đợi bếp nguội mới động tay vào.
- Sử dụng bếp hồng ngoại chung ổ cắm điện với các thiết bị khác: Bếp hồng ngoại có mức công suất khá lớn từ 2000-3000W. Do vậy, Để tránh xảy ra tình trạng chập điện, cháy nổi bạn nên sử dụng duy nhất một ổ cắm cho bếp.
- Rút điện ngay khi vừa nấu xong: Đây dường như là một lỗi mà rất nhiều người mắc phải. Việc rút điện ngay khi vừa nấu xong khiến bếp chưa kịp làm mát. Lâu dần sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của bếp. Do vậy, hãy đợi cho đến khi bếp nguội rồi mới rút phích cắm để đảm bảo các bộ phận làm mát được vận hành tốt nhất.
Trên đây là những hướng dẫn khắc phục lỗi thường gặp ở bếp hồng ngoại mà bạn có thể tham khảo. Bên cạnh đó là gợi ý về địa chỉ sửa bếp hồng ngoại uy tín tại Hà Nội mà bạn có thể tham khảo. Mong rằng bạn sẽ khắc phục lỗi thành công.